top of page
Ảnh của tác giảSurry Tâm

[Cấp độ 6] Bài 23: Thể Bị động - P2

Lesson 23. Passive Voice – Part 2

Bài 23: Thể Bị động - P2


Welcome to Part 2 of the Passive Voice lesson! In Part 1, we learned how sentences in the passive voice are generally made. In this part, let us take a look at how the passive voice in English and in Korean are different, as well as some more example sentences.

Chào mừng đến với Phần 2 của bài Thể Bị động! Ở Phần 1, chúng ta đã học cách chung nhất để tạo câu thể bị động. Ở phần này, hãy điểm qua sự khác nhau giữa thể bị động trong tiếng Anh và tiếng Hàn, cũng như thêm một số ví dụ nữa.


Let’s review a little bit first.

Trước tiên hãy ôn tập lại một chút nhé.


Suffixes for passive voice in Korean:

Verb stem + -이/히/리/기-

Verb stem + -아/어/여지다

Hậu tố thể bị động trong tiếng Hàn:

Động từ không chia + -이/히/리/기-

Động từ không chia + -아/어/여지다


Again, there is no fixed rule for which verb stem should be followed by one of the -이/히/리/기- suffixes and which should be followed by -아/어/여지다. Some verbs even have an identical meaning when followed by either of these two grammar points!

Xin nhắc lại là không có luật cố định nào nói rằng động từ không chia phải theo sau bởi một trong số các hậu tố -이/히/리/기- hay là -아/어/여지다. Một số động từ có nghĩa giống hệt nhau khi được theo sau bởi một trong hai điểm ngữ pháp này!


Ex) Vd)

자르다 = to cut = cắt

+ -이/히/리/기- → 잘리다 = to be cut = bị cắt

+ -아/어/여지다 → 잘라지다 = to be cut = bị cắt


풀다 = to untie, to solve = tháo, giải quyết

+ -이/히/리/기- → 풀리다 = to come untied, to be solved = được tháo, được giải quyết

+ -아/어/여지다 → 풀어지다 = to come untied, to be solved = được tháo, được giải quyết



Another Meaning for Passive Voice Sentences in Korean

Nghĩa khác dành cho Câu ở Thể Bị động trong tiếng Hàn


In Korean, in addition to the meaning of an action “being done”, the meaning of “possibility” or “capability” is also very commonly used with passive voice sentences (The basic idea is that, when you do something, if something gets done, it is doable. If something doesn’t get done when you do or try to do it, it’s not doable or not possible to do).

Trong tiếng Hàn, ngoại trừ nghĩa của hành động "được làm", thì nghĩa "khả năng" cũng thường được sử dụng với câu thể bị động (Nói dễ hiểu là khi bạn làm gì đó, nếu nó được hoàn thành, thì nó có thể làm được. Nếu điều gì đó không được hoàn thành khi bạn làm hoặc cố làm nó, điều đó được coi là không thể làm được).


This meaning of “possibility” or “capability” does not signify YOUR ability or capability so much as it does the general “possibility” of that certain action being done.

Nghĩa "khả năng" này không biểu thị khả năng hoặc năng lực CỦA BẠN nhiều bằng nó biểu thị "khả năng" chung của một hành động nhất định đang được thực hiện.


Examples

Ví dụ


만들다 is “to make”, and when you say 만들어지다, in the standard passive voice sense, it would mean “to be made.” However 만들어지다 can not only mean “to be made”, but it can also mean “can be made”.

만들다 là "làm", và khi bạn nói 만들어지다, theo nghĩa bị động tiêu chuẩn, nó có nghĩa là "được làm". Tuy nhiên, 만들어지다 không chỉ có nghĩa là "được làm" mà còn có thể có nghĩa là "có thể được tạo ra".


Ex) Vd)

이 핸드폰은 중국에서 만들어져요.

= This cell phone is made in China.

= Chiếc điện thoại này được làm ở Trung Quốc.


케이크를 예쁘게 만들고 싶은데, 예쁘게 안 만들어져요.

= I want to make this cake in a pretty shape, but I can’t make it pretty.

= Tôi muốn làm chiếc bánh kem này thật đẹp, nhưng tôi không thể làm nó đẹp được.


In the 2nd example sentence, you can see that the person is NOT directly saying that he or she CAN’T make a pretty cake, but that the cake DOESN’T get made in a pretty shape.

Ở câu ví dụ thứ 2, bạn có thể thấy rằng người ta KHÔNG trực tiếp nói rằng anh ấy hay cô ấy KHÔNG THỂ làm một chiếc bánh đẹp, nhưng lại nói rằng chiếc bánh KHÔNG được làm thật đẹp.


If you just say, “예쁘게 못 만들어요”, it might mean that you lack the ability to make it pretty.

Nếu bạn chỉ nói “예쁘게 못 만들어요”, nó có thể có nghĩa là bạn không có khả năng làm nó đẹp.


More Examples

Nhiều Ví dụ hơn


이거 안 잘라져요.

= This doesn’t get cut.

= Cái này không cắt được.

= I can’t cut it. (more accurate)

= Tôi không thể cắt nó. (chính xác hơn)


안 들려요.

= It is not heard.

= Nó không được nghe.

= I can’t hear you. (more accurate)

= Tôi không thể nghe thấy. (chính xác hơn)


안 보여요.

= It is not seen.

= Nó không được nhìn thấy.

= I can’t see it.

= Tôi không thể thấy nó.



하다 vs. 되다


Since the passive voice represents “possibility” or “capability”, the passive voice form of 하다, which is 되다, takes on the meaning of “can” as well.

Vì thể bị động đại diện cho "khả năng" nên dạng bị động của 하다, là 되다, cũng mang nghĩa là "có thể".


하다 = to do (active voice) = làm (chủ động)

되다 = to be done, to get done (passive voice) = được làm (bị động)

되다 = can be done, can do (possibility/capability) = có thể được làm, có thể làm (khả năng)


Ex) Vd)

이거 안 돼요.

= This doesn’t get done.

= Cái này không được làm.

= I can’t do this. (more accurate)

= Tôi không thể làm cái này. (chính xác hơn)

= I can’t seem to do it. (more accurate)

= Có vẻ tôi không thể làm nó. (chính xác hơn)


이해가 안 돼요.

= Understanding is not done.

= Việc hiểu không được làm.

= It is not understood.

= Nó không được hiểu.

= I can’t understand. (more accurate)

= Tôi không thể hiểu được. (chính xác hơn)

= I don’t understand. (more accurate)

= Tôi không hiểu. (chính xác hơn)


More Examples With 되다

Nhiều Ví dụ hơn với 되다


From there, we can create additional patterns with 되다.

Từ đó, chúng ta có thể tạo các mẫu câu khác với 되다.


Originally, 되다 means “to be done”, but it can also mean things like:

- can be served

- to be available

- can be spoken

- can be done

- can be made

- can be finished

- etc.

Ban đầu, 되다 nghĩa là "được làm", nhưng nó cũng có thể có nghĩa là:

- có thể được phục vụ

- có sẵn

- có thể được nói

- có thể được thực hiện

- có thể được làm

- có thể được hoàn thành

- v.v.


Ex) Vd)

여기 김밥 돼요?

= Do you have/serve kimbap here?

= Bạn có phục vụ kimbap ở đây không?


영어가 안 돼서 걱정이에요.

= I’m worried because I can’t speak English.

= Tôi lo lắng bởi vì tôi không thể nói tiếng Anh.


오늘 안에 돼요?

= Can you finish it today?

= Hôm nay bạn có thể làm xong nó không?




So how often does the passive voice take on the meaning of “possibility”? Vậy thể bị động thường mang nghĩa "khả năng" như thế nào?



Through Part 1 and 2 of this lesson, we have looked at how passive voice sentences are formed and used. First, you need to figure out (by being exposed to a lot of Korean sentences or by memorizing the suffixes that go with each verb) which of the endings is used in the passive voice form. Also, you need to tell from the context of the sentence whether the verb is used in the original “passive” voice form or in the sense of “possibility/capability”.

Qua Phần 1 và 2 của bài học này, chúng ta đã xem cách thức hiền thành và sử dụng câu bị động. Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu (bằng cách tiếp xúc với thật nhiều câu tiếng Hàn hoặc ghi nhớ các hậu tố đi kèm với mỗi động từ) đuôi nào được sử dụng trong thể bị động. Ngoài ra, bạn cần biết ngữ cảnh của câu liệu động từ được sử dụng ở dạng "bị động" gốc hay theo nghĩa "khả năng".



Often times, though, sentences that would certainly be in the passive voice are written in the active voice in Korean. This is because, in English, you use the passive voice in order to NOT show the subject of a certain action in a sentence; in Korean, you can easily drop the subject, so you don’t have to worry about it as much.

Tuy nhiên, các câu chắc chắn ở dạng bị động thông thường được viết ở dạng chủ động trong tiếng Hàn. Điều này là do trong tiếng Anh, bạn sử dụng thể bị động để KHÔNG thể hiện chủ thể hành động nhất định trong câu; trong tiếng Hàn, bạn có thể dễ dàng bỏ chủ thể, vậy nên bạn không phải lo lắng nhiều về điều đó.


For example, when you say, “This was made in Korea”, who are you referring to? Who made it? Do you know? Probably not. Therefore, in English, you just say that “it” was made in Korea. In Korean, you don’t have to worry about the subject of the verb, so you can just use the active voice form and say, “한국에서 만든 거예요” or “한국에서 만들었어요.” In these two sentences, the verbs are in the active voice, but no one asks, “So who made it?” as it is understood that, “It was made (by somebody) in Korea.”

Ví dụ, khi bạn nói, "Cái này được sản xuất tại Hàn Quốc", bạn đang muốn nói tới ai? Ai đã làm nó? Bạn có biết không? Chắc chắn là không rồi. Do đó, trong tiếng Anh, bạn chỉ nói rằng "nó" được sản xuất tại Hàn Quốc. Trong tiếng Hàn, bạn không phải lo lắng về chủ thể của động từ, vì vậy bạn có thể chỉ cần sử dụng dạng thể chủ động và nói, “한국에서 만든 거예요” hoặc “한국에서 만들었어요.” Trong hai câu này, các động từ đều ở dạng chủ động, nhưng không ai hỏi "Vậy ai đã làm ra nó?" vì người ta hiểu rằng "Nó được làm (bởi ai đó) ở Hàn Quốc."


Các bạn có thể nghe bản audio bằng tiếng Anh trên website của Talk to me in Korean hoặc link sau đây: 
https://soundcloud.com/talktomeinkorean/level6lesson23

Người dịch: Surry Tâm

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page