top of page
Ảnh của tác giảSurry Tâm

[Cấp độ 6] Bài 4: Bạn có phiền nếu tôi ...? / -아/어/여도 돼요?

Lesson 4. Do you mind if I …? / -아/어/여도 돼요?

Bài 4: Bạn có phiền nếu tôi ...? / -아/어/여도 돼요?


In this lesson, let’s take a look at how to ask someone if they would mind if you did something, or if it is okay to do something.

Trong bài học này, hãy cùng xem cách hỏi ai đó liệu họ có phiền nếu bạn đã làm gì đó, hoặc có ổn không nếu làm gì đó.


In order to say this in Korean, you can use structures -아/어/여도 되다 and -아/여/여도 괜찮다 (you can go back to Level 4 Lesson 8 to review how to use -아/어/여도 되다). Therefore, you literally say, “Is it okay if I...?” or “Is it okay for me to...?”.

Để nói điều này trong tiếng Hàn, bạn có thể sử dụng cấu trúc -아/어/여도 되다 và -아/여/여도 괜찮다 (bạn có thể quay trở lại Cấp độ 4 Bài 8 để ôn tập lại cách sử dụng -아/어/여도 되다). Vì vậy, bạn có thể nói, "Liệu có ổn nếu tôi...?" hoặc "Liệu có ổn cho tôi để...?".


Let’s look at the various ways of saying this in Korean.

Hãy cùng xem những cách khác nhau để nói điều này trong tiếng Hàn.


1. Verb stem + -아/어/여도 돼요?

1. Động từ không chia + -아/어/여도 돼요?


This is the simplest structure. The verb 되다 here means “to be okay”, “to be doable”, or “to be possible” and -아/어/여도 means “even if...” or “even when”. So all together, -아/어/여도 되다 means “to be okay (even) if...”.

Đây là cấu trúc đơn giản nhất. Động từ 되다 ở đây có nghĩa là "ổn", "có thể làm được", hoặc "có khả thi" và -아/어/여도 nghĩa là "thậm chí nếu..." hoặc "thậm chí khi...". Vậy nên gộp lại, -아/어/여도 되다 nghĩa là "ổn (thậm chí) nếu...".


Sample Sentences

Câu mẫu


여기 앉아도 돼요?

= Do you mind if I sit here?

= Bạn có phiền nếu tôi ngồi ở đây không?


옆에 앉아도 돼요?

= Do you mind if I sit next to you?

= Bạn có phiền nếu tôi ngồi cạnh bạn không?


창문 닫아도 돼요?

= Do you mind if I close the window?

= Bạn có phiền nếu tôi đóng cửa sổ không?


창문 열어도 돼요?

= Do you mind if I open the window?

= Bạn có phiền nếu tôi mở cửa sổ không?


나중에 전화해도 돼요?

= Do you mind if I call you later?

= Bạn có phiền nếu tôi gọi bạn sau không?



2. Verb stem + -아/어/여도 괜찮아요?

2. Động từ không chia + -아/어/여도 괜찮아요?


This is almost the same structure as -아/어/여도 되다, except the verb here is 괜찮다. These two structures are interchangeable, but -아/어/여도 괜찮아요 has a slightly softer nuance, whereas -아/어/여도 돼요 tends to be a little more direct. By using -아/어/여도 괜찮아요, you give the other person an impression that you are being more careful. You can use this with people who are older than you or with someone you don’t know.

Đây là cấu trúc gần như giống với -아/어/여도 되다, trừ động từ ở đây là 괜찮다. Hai cấu trúc này có thể hoán đổi cho nhau, nhưng -아/어/여도 괜찮아요 có sắc thái nghĩa mềm mại hơn, trong khi -아/어/여도 돼요 có vẻ trực tiếp hơn một chút. Bằng cách sử dụng -아/어/여도 괜찮아요, bạn cho người khác thấy rằng bạn đang cẩn thận hơn. Bạn có thể sử dụng cấu trúc này với những người lớn tuổi hơn bạn hoặc với ai đó mà bạn không biết.


Sample Sentences

Câu mẫu


저 먼저 가도 괜찮아요?

= Do you mind if I leave first (before other people)?

= Bạn có phiền nếu tôi rời đi (trước người khác) không?


여기 앉아도 괜찮아요?

= May I sit here?

= Tôi có thể ngồi ở đây được không?


이거 열어 봐도 괜찮아요?

= Do you mind if I open this? / Do you mind if I try opening this?

= Bạn có phiền nếu tôi mở nó không?


내일 말해 줘도 괜찮아요?

= Do you mind if I tell you tomorrow?

= Tôi có thể nói chuyện với bạn ngày mai được không?

* “내일 말해 줘도 돼요?” is more direct. “내일 말해 줄게요.” is even more direct.

* “내일 말해 줘도 돼요?” thì trực tiếp hơn. “내일 말해 줄게요.” thậm chí còn trực tiếp hơn nữa.



3. Verb stem + -아/어/여도 될까요?

3. Động từ không chia + -아/어/여도 될까요?


This structure uses the verb 되다 again, but here it is used in the -(으)ㄹ까요 form, which we introduced in Level 3 Lesson 4. By using -(으)ㄹ까요, you can express your curiosity or uncertainty about something, therefore naturally asking for the other person’s response or feedback. Asking 될까요? makes your sentence softer and more polite than simply saying 돼요?

Cấu trúc này lại sử dụng động từ 되다, nhưng ở đây nó được sử dụng ở dạng -(으)ㄹ까요 mà chúng tôi đã giới thiệu ở Cấp độ 3 Bài 4. Bằng cách sử dụng -(으)ㄹ까요, bạn có thể thể hiện sự tò mò hoặc không chắc chắn về điều gì đó, vì vậy nó thường dùng để yêu cầu sự phản hồi của người khác. Việc hỏi 될까요? sẽ làm câu của bạn nghe mềm mại hơn và lịch sự hơn là chỉ nói 돼요?


Sample Sentences

Câu mẫu


여기 앉아도 될까요?

= Do you mind if I sit here?

= Would you mind if I sit here?

= Bạn có phiền nếu tôi ngồi ở đây không?

= I wonder if I can sit here?

= Mình ngồi ở đây được không nhỉ?

(You are not directly asking the other person, but more asking yourself.)

(Bạn đang không trực tiếp hỏi người khác, mà là hỏi chính mình.)


창문 닫아도 될까요?

= Do you mind if I close the window?

= Bạn có phiền nếu tôi đóng cửa sổ không?

= Could I close the window?

= Mình đóng cửa sổ được không nhỉ?


나중에 전화해도 될까요?

= Do you mind if I call you later?

= Bạn có phiên nếu tôi gọi bạn sau không?

= Can I call you later?

= Tôi có thể gọi cho bạn sau được không?



4. Verb stem + -아/어/여 주실래요?

4. Động từ không chia + -아/어/여 주실래요?


With all three structures above, you can express, “Do you mind if I...?” by asking the other person if it would be okay if YOU did something. However, if you want to ask THE OTHER PERSON whether he or she would mind doing something, you can use the structure -아/어/여 주실래요?.

Với tất cả ba cấu trúc ở trên, bạn có thể thể hiện "Bạn có phiền nếu tôi...?" bằng cách hỏi người khác liệu có ổn nếu BẠN đã làm gì đó. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi NGƯỜI KHÁC liệu anh ấy hoặc cô ấy có phiền khi làm gì đó, bạn có thể sử dụng cấu trúc -아/어/여 주실래요?.


주다 means “to give”, but when you combine it with other verbs, -아/어/여 주다 means “to do something for someone”, and the honorific suffix -시- makes your sentence more polite.

주다 nghĩa là "cho", nhưng khi bạn nối nó với động từ khác, -아/어/여 주다 nghĩa là "làm cái gì đó cho ai đó", và hậu tố trang trọng 시- sẽ giúp cho câu của bạn nghe lịch sự hơn.


Sample Sentences

Câu mẫu


조금 기다려 주실래요?

= Do you mind waiting for a bit?

= Bạn có phiền nếu đợi một chút không?

* In casual language, you can say 조금 기다려 줄래?

* Trong ngôn ngữ thường ngày, bạn có thể nói 조금 기다려 줄래?


한 번 더 설명해 주실래요?

= Do you mind explaining one more time?

= Bạn có phiền nếu giải thích lại một lần nữa không ạ?

* In casual language, you can say 한 번 더 설명해 줄래?

* Trong ngôn ngữ thường ngày, bạn có thể nói 한 번 더 설명해 줄래?


Keeping the same kind of nuance, you can change the sentence ending to the following:

Vẫn giữ nguyên sắc thái đó, bạn có thể thay đổi đuôi câu thành như sau:


(1) -아/어/여 주실래요? → -아/어/여 줄래요?

(줄래요? is a little less formal than 주실래요? without the suffix -시-.)

(줄래요? ít trang trọng hơn một chút so với 주실래요? khi không có hậu tố -시-.)


(2) -아/어/여 주실래요? → -아/어/여 주시겠어요?

(주시겠어요? is interchangeable with 주실래요? but a little more polite and formal.)

(주시겠어요? có thể hoán đổi với 주실래요? nhưng sẽ lịch sự và trang trọng hơn một chút.)


Các bạn có thể nghe bản audio bằng tiếng Anh trên website của Talk to me in Korean hoặc link sau đây: 
https://soundcloud.com/talktomeinkorean/level6lesson14

Người dịch: Surry Tâm

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page